Năng lực sáng tạo trong xã hội hiện nay là điều cốt lõi thúc đẩy sự phát triển. Bằng những tư duy sáng tạo, mức sống của con người ngày càng được nâng cao. Đối với mọi thành viên trong xã hội, việc hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo là vô cùng cần thiết. Vậy, trong bài viết này, Teky sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu về năng lực sáng tạo.
Năng lực sáng tạo là gì?
Khái niệm
Đối với con người, sáng tạo hay tư duy sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng bậc nhất. Nếu đánh giá một cách khách quan, năng lực sáng tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động, thay đổi và phát triển của xã hội.
Sáng tạo là khả năng tạo ra những điều mới lạ. Những sản phẩm hữu dụng đó không chỉ góp phần nâng cao giá trị vật chất. Mà còn tác động tích cực đến tinh thần của con người. Vì vậy, có thể nói, năng lực sáng tạo là vấn đề liên quan đến cả lý luận và thực tiễn.
Sáng tạo là khả năng mang tính tinh thần của con người. Nó là sự tìm ra, phát hiện ra những điều mới mẻ, những góc nhìn mới mẻ. Hoặc là sự tìm ra những cách giải quyết vấn đề mới lạ. Năng lực sáng tạo góp phần tạo nên những phát minh, sáng chế mới lạ đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện là mới và hữu ích.
Mỗi cá nhân có một phương pháp và hướng sáng tạo khác nhau. Chính điều đó tạo nên sự khác biệt và không có quy luật nào chung để xác định sự sáng tạo.
>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Kỹ năng tự học – Bí kíp rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ
Quan điểm của Amabile về sáng tạo
Amabile nhấn mạnh rằng, đánh giá về sự sáng tạo không nên chỉ dựa vào kết quả cuối cùng của sản phẩm mà còn phải xem xét cách con người tiếp cận và tư duy trong quá trình tạo ra nó. Ông định nghĩa sáng tạo là một hoạt động trực giác, không hoàn toàn tuân theo logic. Theo quan điểm của ông, mục tiêu của sáng tạo không chỉ là sản phẩm cuối cùng mà còn là khả năng con người khám phá hướng mới, những đường đi chưa được khám phá và chưa trở thành quy luật phổ biến. Ông nhấn mạnh rằng sáng tạo thường xuất hiện đột ngột, không thông qua quá trình phân tích hay tổng hợp trước đó.
Khái niệm về cái mới trong sáng tạo là những điều chưa từng được thực hiện trước đó. Cách tổ chức và sắp xếp cái mới phụ thuộc vào cấp độ năng lực sáng tạo của người thực hiện. Bao gồm 5 cấp độ theo thứ tự lần lượt là:
Cấp độ của sáng tạo
1. Xuất hiện nhu cầu
Ở cấp độ đầu tiên, con người phát hiện ra những nhu cầu mới. Đó là nhu cầu cần có một cách mới để tiếp cận cũng như xử lý vấn đề. Trong cấp độ này, biểu hiện là sự chấp nhận, đón nhận những ý kiến, quan điểm mới. Sau đó chủ động xem xét lại những quy luật đã có trong truyền thống.
2. Thay đổi cách tiếp cận
Sau bước chấp nhận những điều mới lạ, con người nhận diện các giải pháp. Từ những giải pháp có sẵn, tìm ra giải pháp tối ưu. Tiến hành phân tích, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cúa cách tiếp cận đó. Và cuối cùng là áp dụng vào thực tế, sao cho phù hợp với nhu cầu.
3. Tìm ra cách tiếp cận mới
Với mức độ sáng tạo cao hơn sự thay đổi. Tìm ra cách tiếp cận mới là khi con người tự mình tư duy sáng tạo và tìm ra giải pháp hoặc những ý tưởng mới.
4. Tạo ra khái niệm mới
Cấp đọ cao hơn của tư duy sáng tạo là sự tổng hợp khái niệm. Từ những kiến thức nền tảng, qua quá trình phân tích, tổng hợp và định hình, tạo nên một giải pháp mới.
5. Nuôi dưỡng sự sáng tạo
Đây là năng lực cao nhất trong sáng tạo mà rất ít người có thể đạt được. Nuôi dưỡng sự sáng tạo không chỉ đề cập đến sự sáng tạo và luôn duy trì sáng tạo cho chính bản thân mình. Nó còn đề cập đến sự hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích tinh thần sáng tạo ở người khác. Nuôi dưỡng sự sáng tạo thường xuất hiện ở những chuyên gia quản trị, khuyến khích nhân viên thử nghiệm những điều mới mẻ.
>>> Có thể phụ huynh quan tâm: #Để trẻ thỏa mãn sáng tạo và phát triển thông qua lập trình
Đặc điểm của sáng tạo
Tư duy sáng tạo dựa hầu hết vào trực giác.
Điều đó không có nghĩa là logic không tham gia vào quá trình sáng tạo. Về bản chất, logic giúp sự sáng tạo được tạo nên dựa trên những căn cứ, nhận định khách quan và rõ ràng nhất. Những ý tưởng được tạo nên từ trực giác nhưng phải dựa trên những nền tảng logic về tri thức. Bên cạnh đó, tư duy trực giác cũng cần được trải qua quá trình thể hiện, ngôn ngữ hóa qua phương thức tư duy logic.
Giải pháp sáng tạo thực sự đều vượt qua giới hạn của logic
Nếu logic là con đường để con người có thể suy nghĩ và nhận thức. Trực giác xuất hiện khi quá trình đó xảy ra khó khăn. Khi trực giác xuất hiện, sự sáng tạo sẽ ra đời. Vì vậy, sáng tạo chỉ xuất hiện khi con người đã trải qua những nhận thức và gặp khó khăn trong quá trình tư duy. Tìm mọi cách để vượt qua những thử thách đó, điều ta đạt được sẽ là sự sáng tạo.
Năng lực sáng tạo khác với những năng lực khác của con người
Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới, dựa trên những chất riêng của mỗi cá nhân. Những điều riêng biệt của mỗi cá nhân đó được thể hiện thông qua phẩm chất độc đáo. Nó bao gồm ý chí, động cơ sáng tạo và năng lực sáng tạo của con người.
Khả năng của năng lực sáng tạo
Khả năng nhận diện được vấn đề
Đó là khả năng phát hiện mối liên hệ giữa các sự việc. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của các hiện tượng và vấn đề khác nhau trong đời sống. Khả năng nhận diện vấn đề không chỉ căn cứ vào thực tế đời sống. Nó còn được dựa vào trí tưởng tượng để đánh giá. Trí tưởng tượng trong khả năng nhận diện vấn đề là một yếu tố quan trọng, nó là khởi nguồn cho mọi ý tưởng và phát minh sau này.
Khả năng phát hiện vấn đề, tìm ra giải pháp
Năng lực sáng tạo giúp con người có thêm những phát hiện mới lạ. Kết hợp cùng những kiến thức nền tảng và kinh nghiệm được đúc rút. Những vấn đề mới được tìm thấy. Từ đó, có những giải pháp để vượt qua vấn đề đó.
Khả năng giải quyết vấn đề
Cùng một vấn đề được đặt ra, năng lực sáng tạo giúp ta có những hướng đi mới. Các ý tưởng mới lạ được hình thành dựa trên sự phân tích, đánh giá một cách logic và khách quan. Góp phần tạo nên khả năng giải quyết vấn đề tối ưu bằng biện pháp mới.
Khả năng nhận định, đánh giá
Những điều bất hợp lý trong thực tế và ngay cả trong những quy luật đã được sử dụng phổ biến có thể sẽ được phát hiện ra bởi tư duy sáng tạo. Nhờ vào sự tinh tế, nhạy cảm, con người tìm ra những lỗ hổng trong sự thực. Ngoài ra, nó còn là sự khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật.
Vai trò của tư duy sáng tạo
- Tư duy sáng tạo giúp tiếp thu kiến thức nhanh chóng
- Thêm tự tin và chủ động trước những vấn đề trong cuộc sống
- Không ngại khó khăn, thử thách
- Dễ dàng thành công trong cuộc sống
- Xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt
- Phát minh ra những công trình, ý tưởng mới lạ
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng
Các phương pháp tư duy sáng tạo
Phương pháp hành động
Sáng tạo không nên chỉ dừng lại ở mặt tư duy. Dù ý tưởng của bạn có hay đến đâu, nhưng nếu không áp dụng vào đời sống, nó sẽ không có cơ hội để phát triển. Khi ấy, tư duy sáng tạo của bạn sẽ chỉ còn trong lý thuyết và mai một dần theo thời gian.
Kết hợp thực tế và hành động trong sáng tạo
Ý tưởng không được quá xa rời so với thực tế đời sống. Những ý tưởng sáng tạo chỉ có giá trị khi nó có thể ứng dụng và đem lại lợi ích cho cuộc sống.
Mở rộng suy nghĩ, cởi mở với tình cảm của chính mình
Trong quá trình tư duy sáng tạo, không nên để tâm lý rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng. Bạn nên thoải mái và cởi mở, không nên quá lo lắng những vướng mắc. Dọn sạch tâm trí của bạn và hãy tập trung vào vấn đề.
Phá vỡ chuẩn mực về tư duy
Tư duy nguyên tắc và lối mòn là điều không nên xuất hiện trong tư duy sáng tạo. Hãy thử những tư duy đột phá mới, tư duy mới lạ và tìm ra những cách giải quyết khác.
Dám hành động và không ỷ lại
Luôn luôn sẵn sàng tinh thần mong muốn thử nghiệm những điều mới lạ. Không sợ sai lầm và không ỷ lại vào người khác. Bạn cần tư suy không ngừng, thử và thay đổi để đạt được những điều tốt đẹp nhất, Đó là cách để tiến đến thành công một cách nhanh chóng.
Lời kết
Để rèn luyện cho trẻ một tư duy logic. Việc học lập trình theo phương pháp giáo dục Stem cũng là một trong những phương pháp ba mẹ có thể tìm hiểu thêm. Học lập trình ở trẻ em được Teky tổ chức dựa trên chương trình đào tạo bài bản. Giúp trẻ có thể học được cách tiếp nhận thông tin theo hệ thống, sắp xếp thông tin. Và quan trọng là giải quyết vấn đề theo trình tự logic. Từ đó, tư duy logic của trẻ cũng sẽ được rèn luyện và không ngừng phát triển. Mời ba mẹ tìm hiểu thêm các khóa học của Teky tại Trang chủ Teky.
Teky hy vọng rằng bài viết trên có thể sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Logic và tư duy logic. Để lại ý kiến phản hồi cho Teky dưới phần bình luận nhé!
Xem thêm:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử. 5 phương pháp cải thiện hiệu quả
- Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Nên dạy bé học số như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?