Các bậc cha mẹ ắt hẳn đều băn khoăn câu trả lời cho bài toán khi nào nên dạy con tiêu tiền? Giáo dục con trẻ là một chặng đường dài hơi. Mỗi giai đoạn phát triển, mỗi vấn đề của trẻ đều cần có phương pháp phù hợp. Cha mẹ chưa biết dạy con tiêu tiền theo phương pháp nào, thời điểm nào là hợp lí. Teky ở đây giúp bạn giải quyết bài toán trên.
Tại sao cần dạy trẻ tiêu tiền?
Nhiều phụ huynh thường gặp khó khăn khi muốn giáo dục con cái về cách quản lý và sử dụng tiền. Họ muốn bảo vệ con tránh khỏi áp lực về tài chính từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, trong những gia đình có suy nghĩ này, có thể xuất hiện tình trạng con phụ thuộc quá mức vào nguồn lực tài chính của bố mẹ.
Ngược lại, ở những gia đình khuyến khích sự độc lập tài chính cho con, trẻ thường phát triển tính linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành khả năng tự lập mà còn giúp họ ý thức về giá trị của tiền bạc, trân trọng công sức kiếm tiền của bố mẹ.
Việc giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý tài chính từ nhỏ sẽ có lợi lớn cho tương lai của họ. Đừng ngần ngại trong việc truyền đạt kiến thức về tài chính cho con, vì chúng ta đều mong muốn mang đến cho họ những điều tốt nhất.
>>Tìm hiểu ngay : Phương pháp giáo dục Sichida – Giúp khơi dậy tiềm năng của trẻ
Thời điểm thích hợp để dạy trẻ tiêu tiền
Câu hỏi khi nào nên bắt đầu dạy trẻ tiêu tiền là thắc mắc hầu hết của các bậc phụ huynh. Theo nghiên cứu khoa học của Đại học Cambirdge:
- 3-4 tuổi trẻ dần hình thành khái niệm về tiền bạc
- Từ 7 tuổi trẻ bắt đầu hình thành hành vi, thói quen xử lý tài chính.
Các khái niệm tiền bạc, hành vi, thói quen trên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ trong tương lai. Vì vậy, trong các thời điểm hãy tạo cho trẻ định nghĩa đúng về tiền bạc, cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lí.
Nguyên tắc khi dạy con tiêu tiền
Lắng nghe, giao tiếp nhẹ nhàng
La mắng, trách móc, quát nạt không phải biện pháp giáo dục hiệu quả. Hãy kiên trì lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của bé. Nhẹ nhàng giải thích cho bé nên hay không nên làm điều gì, vì sao con nên hay không nên xử lý như vậy. Việc cùng con giải quyết vấn đề,sẽ giúp con hiểu chuyện hơn đồng thời gia tăng tình cảm gia đình, cha mẹ hiểu con cái hơn.
Cha mẹ không phải triệu phú
Cho trẻ nhận thức được tình hình tài chính của gia đình. Mọi người đều phải làm việc vất vả để nhận được thành quả. Cha mẹ có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, nhưng không phải tất cả. Điều này giúp trẻ không xuất hiện các thói xấu như vòi vĩnh, mè nheo đòi bằng được thứ mình muốn,…
Không trả tiền cho trẻ khi làm công việc cá nhân, việc nhà
Công việc cá nhân: đánh răng, rửa mặt,…công việc nhà: dọn dẹp đồ chơi, nhà cửa,… là trách nhiệm của con. Cha mẹ không có nghĩa vụ trả lương cho con để con làm việc. Nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường khuyến khích trẻ làm việc nhà bằng cách trả lương. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến trẻ không có trách nhiệm với gia đình. Phải trả lương mới làm, không trả không làm. Tình cảm gia đình suy giảm khi trẻ hình thành thói tính toán với cha mẹ.
Chi tiêu hợp lý giúp cuộc sống thoải mái
Giúp bé hiểu chi tiêu hợp lý vừa giúp con giải quyết các nhu cầu thiết yếu, cuộc sống sẽ thoải mái hơn so với chi tiêu bất hợp lý khiến cuộc sống con có nhiều vấn đề, khó khăn hơn. Con vừa muôn ăn vặt, vừa muốn có đồ chơi mới. Hãy cân nhắc mua số tiền dành cho đồ ăn và đồ chơi. Hãy mua đồ hợp lí con sẽ mua được cả hai, Ngược lại dành quá nhiều tiền cho một thứ con sẽ không đủ tiền mua thứ còn lại. Con chỉ có thể mua đồ ăn hoặc mua đồ chơi.
Mượn nợ tiền là cạm bẫy
Đừng để hình thành thói quen mượn tiện, nợ tiền ở trẻ. Hãy chi tiêu trong mức của con, việc mượn nợ khiến con mệt mỏi khi không có khả năng tri trả, ảnh hưởng vấn đề chi tiêu trong một thời gian dài. Bé cảm thấy bình thường với việc mượn tiền là báo động cho hình thành thói quen xấu trong chi tiêu của trẻ cả thời điểm bấy giờ và tương lai.
>> Xem ngay : Phương pháp Montessori là gì? Vì sao cha mẹ cần biết sớm?
Phương pháp dạy con tiêu tiền ở các quốc gia tiến bộ
Teky mách cho bạn một số biện pháp dạy con tiêu tiền của các quốc gia tiến bộ như: Singapo, Nhật, Do Thái. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo tìm ra phương pháp phù hợp.
Phương pháp giáo dục người Do Thái
Người Do Thái tùy theo các giai đoạn phát triển của trẻ mà nội dung giáo dục cũng khác nhau:
- Ngay từ khi trẻ tập nói: Dạy trẻ phân biệt tiền xu, tiền giấy, nguồn gốc tiền, tiền mua dùng làm gì.
- Khi trẻ lớn hơn: cho con một khoản để tự quản lý, có trách nhiệm với hành vi tiêu sài. Dạy trẻ cách kiếm tiền, khái niệm quay vòng vốn, lấy công làm lãi,… Dạy cách quản lý tài sản: gửi ngân hàng hay đầu tư lấy lãi,…
Phương pháp 5 chiếc lọ dạy trẻ chia số tiền con có vào 5 chiếc lọ:
- Lọ tiền tiết kiệm: Tiết kiệm là đức tích cần thiết. Hãy tích lũy 10% số tiền để dành cho tương lai hay mục đích cụ thể.
- Lọ tiền đầu tư: Dạy bé cách kiếm tiền từ 20% số tiền của trẻ bởi đầu tư là cách để tiền đẻ ra tiền.
- Lọ tiền từ thiện: Dạy bé cách chia sẻ, làm từ thiện, ủng hộ những người hoàn cảnh khó khăn. Bỏ ra một số tiền nhỏ 10% tổng số tiền để làm việc tốt.
- Lọ tiền tiêu: Trẻ sử dụng 50% tổng số tiền cho các nhu cầu thường ngày thiết yếu như: ăn sáng, mua đồ dùng học tập,…
- Lọ chi phí phát sinh: trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề đột ngột phát sinh. Có một khoản dành cho vấn đề này sẽ giúp con giải quyết vấn đề tốt hơn như mua quà sinh nhật bạn, quà chia tay,…10% số tiền là một món bảo hiểm hợp lý.
Phương pháp 5 chiếc lọ này không chỉ hiệu quả với trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thể ứng dụng. 5 chiếc lọ giúp cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
Giáo dục ở Nhật
Cách giáo dục trẻ ở Nhật luôn nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều bậc cha mẹ. Vậy cha mẹ ở Nhật dạy con tiêu tiền như thế nào? Dạy con tiêu tiết tiết kiệm có kế hoạch:
Trẻ con Nhật được bố mẹ cho một khoản tiền nhỏ vào đầu tháng để chi tiêu. Các bé sẽ tự tính toán, cân đối, lên kế hoạch sử dụng số tiền đó. Bố mẹ hướng dẫn các em hệ thống lại danh sách những thứ cần chi tiêu bằng việc ghi chép. Trẻ sẽ tự xem xét nên mua vật gì trước, vật gì sau, vật nào đáng, vật nào không đáng. Trẻ còn được dạy cách tiết kiệm cho mục đích cụ thể: tiết kiệm mua một món đồ lớn, tiết kiệm mua quà sinh nhật cho bạn,… Ngoài ra, trẻ cũng được dạy cách chia sẻ: sử dụng số tiền mình có để giúp đỡ người khó khăn.
Giáo dục tại Singapo – Phương pháp dạy con tiêu tiền
Bài học về “thích” và “muốn”, “một thành viên lớn” trong gia đình là điều trẻ em Singapo được dạy dỗ. Cùng tìm hiểu cách dạy con tiêu tiền đúng đắn của người Singapore.
Bài học “cần” và “muốn”
Bé sẽ cùng mẹ liệt kê danh sách các món đồ bé muốn và cần mua. Theo đó, bé sẽ chỉ được dùng một khoản tiền nhất định trong tiết kiệm của mình để mua đồ. Bé sẽ phải lựa chọn nên mua đồ nào. Điều này giúp trẻ tránh lãng phí mua đồ thích nhưng không cần thiết học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ.
Bài học “một thành viên lớn” trong gia đình – Cách dạy con tiêu tin đúng đắn
Ba mẹ Singapo ý thức được việc làm gương cho con cái. Vì vậy, trước khi đi siêu thị họ sẽ liệt kê một danh sách đồ cần mua. Khi đi siêu thị, có trẻ đi cùng, bố me sẽ hỏi trẻ có nên mua vật này hay không. Qua đó, trẻ nhận thức được chi tiền cho thứ cần thiết và hữu ích và có cảm giác mình có chỗ đứng trong gia đình, ý kiến của mình có ý nghĩa.
Lời kết
Teky mong rằng thông tin cách dạy con tiêu tiền đã giúp các bậc cha mẹ có đáp án cho các câu hỏi của mình. Giáo dục trẻ là một chặng đường cầng nhiều tâm sức. Cha mẹ có thể tham khảo thêm mô hình giáo dục Stem tại Teky giúp trẻ có thể phát huy năng lực sáng tạo và tư duy một cách hiệu quả nhất
Xem thêm:
Có nên cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi công nghệ?
Trở thành phụ huynh thông thái với phương pháp dạy trẻ thông minh sớm