12/03/2024

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ hữu ích mà phụ huynh nên biết

Dạy trẻ tự kỷ như thế nào là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh có con bị tự kỷ hết sức quan tâm. Đa phần cha mẹ thường bị thiếu kiến thức hoặc vô định giữa biển thông tin trên Internet. Ở bài viết này Teky sẽ giúp bạn hiểu rõ những phương pháp dạy trẻ tự kỷ hiệu quả nhất hiện nay cùng tìm hiểu ngay nào

Tự kỷ là gì?

img-0
Ảnh minh họa trẻ tự kỷ

Nguyên nhân của bệnh tự kỷ

img-1
Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ

Những biểu hiện của tự kỷ

  • Trước 12 tháng tuổi: Không phản ứng khi được gọi tên
  • Trước 14 tháng tuổi: Không biết chỉ những thứ mình thích
  • Dưới 18 tháng tuổi: Không biết chơi những trò đóng vai như nấu ăn, chơi búp bê
  • Thích chơi một mình
  • Không có khả năng tập trung tập trung
  • Không biểu lộ cảm xúc, thường né tránh nhìn vào mắt người khác
  • Gặp các vấn đề về ngôn ngữ như: chậm và khó nói, hay lặp lại lời nói
  • Không phản ứng với một số yếu tố như âm thanh, ánh sáng
  • Hành vi thường lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Dễ bị kích động, la hét, thường có hành vi hung hăng như đánh người, cắn, trợn mắt,..

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có xu hướng hướng nội. Trẻ đặc biệt ngại việc giao tiếp hay làm quen với người lạ. Do đó, nhiều bậc phụ huynh thường tự dạy con hoặc thuê gia sư tại nhà.

1. Tạo môi trường an toàn cho trẻ

Đây là điều quan trọng mà cha mẹ cần làm khi quyết định dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Hãy cho con những không gian riêng để con tự do làm nhưng điều con thích.

img-2
Tạo môi trường gần gũi cho trẻ tự kỷ

Cố gắng không làm phiền, ảnh hưởng đến trẻ. Cha mẹ cần chú ý quan sát các hoạt động của trẻ. Đâu là những hoạt động mà trẻ thích hoặc không thích làm. Từ đó cha mẹ có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với con thông qua việc cùng con làm những điều con thích. Đồng thời, cha mẹ cũng nên cùng con tháo gỡ và giải quyết những vấn đề mà con đang gặp phải.

>>> Có thể bạn quan tâm: #Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành cha mẹ nên thuộc lòng

2. Xây dựng mối quan hệ tình cảm gần gũi với con

img-3
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ

Trẻ tự kỷ rất tình cảm. Trẻ sẽ bảo vệ quyết liệt những người mà trẻ yêu thương. Bên cạnh đó, khi người lớn tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với trẻ sẽ khiến trẻ dễ dàng mở lòng và nghe lời hơn. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ để trẻ cảm nhận được tình thương. Các cử chỉ quan tâm, đặc biệt là sử dụng ánh mắt để giao tiếp sẽ rất dễ tạo lập mối quan hệ gần gũi với trẻ.

3. Học ngôn ngữ của con

Trẻ tự kỷ thường đối mặt với khó khăn lớn về mặt ngôn ngữ, và vì vậy, khi muốn hướng dẫn trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng nói tại nhà, cha mẹ đầu tiên cần tìm hiểu về cách trẻ giao tiếp. Ngay cả khi trẻ chưa thể sử dụng ngôn ngữ lời nói, việc hiểu rõ ngôn ngữ hành vi của trẻ, như biểu hiện vui sướng, buồn bã, hứng thú hay tức giận, là quan trọng. Đặc biệt, việc nắm bắt những sở thích và không thích của trẻ sẽ giúp tăng cường giao tiếp và quản lý trẻ hiệu quả hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thật nhiều, không nên thay mặt trẻ làm mọi việc. Khi trẻ chỉ đơn giản chỉ tay hoặc yêu cầu, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến của mình. Việc làm quá mức cho trẻ có thể dẫn đến tình trạng trẻ trở nên phụ thuộc, thụ động và ngần ngại trong việc giao tiếp.

4. Dạy trẻ thông qua hình ảnh

img-4
Dạy trẻ học bằng hình ảnh

Trẻ tự kỷ đặc biệt thích các đối tượng trực quan, hấp dẫn, nhiều màu sắc. Các hình ảnh cũng giúp trẻ phát triển rất khả năng ghi nhớ và tưởng tượng. Cha mẹ nên trang trí nhà và phòng ngủ của trẻ bằng nhiều hình ảnh sinh động như hoa quả, bánh kẹo, các loài động vật.

5. Kiên trì

img-5
Luôn kiên trì khi dạy trẻ tự kỷ

Nếu không có sự kiên trì, bạn sẽ không thể dạy trẻ tự kỷ làm bất cứ điều gì. Ngay cả cách dạy trẻ tự kỷ cũng cần rất nhiều thời gian: nhận biết đồ vật, tập nói, ghi nhớ, tư duy,… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải tìm tòi, học học rất nhiều kiến thức về cách dạy trẻ tự kỷ như phương pháp dạy trẻ chậm nói,

Những phương pháp nuôi dạy trẻ tự kỷ trong lớp hòa nhập

Để nuôi dạy trẻ tự kỷ trong lớp hoà nhập thành công, ngoài phương pháp dạy trên lớp thì các bậc phụ huynh cũng cần nhận ra là sự tham gia của gia đình mới là điều quan trọng giúp trẻ tự kỷ phục hồi tốt nhất. Giá trị của các phương pháp không phải là tính khoa học hoặc tiên tiến mà là ở sự kiên nhẫn, chừng mực và bền bỉ của các bậc làm cha, làm mẹ.

1. Phương pháp ABA – Applied Behavior Analysis

img-6
Phương pháp giáo dục ABA

Được hiểu là phương pháp phân tích hành vi. Phương pháp này được giới nghiên cứu cứu đánh giá cao trong việc dạy trẻ tự kỷ. Cơ sở của phương pháp này là phân chia hành vi của trẻ thành từng bước nhỏ. Giáo viên và cha mẹ sẽ dạy và củng cố từng bước cho trẻ. Phương pháp này giúp giảm tải áp lực cho não bộ của trẻ. Phân nhỏ các thao tác mà não bộ cần phải xử lý giúp trẻ dễ dàng học và tiếp thu.

2. Phương pháp TEACCH – Treatment and Education Autistic Children Communication Handicap

img-7
Phương pháp giáo dục TEACCH

Phương pháp TEACCH tập trung vào cá nhân: đáp ứng nhu cầu và kỹ năng của trẻ. Theo đó, phương pháp này cung cấp cho trẻ thông tin thị giác, cấu trúc, các dự đoán, đồng thời kết hợp với các kỹ năng riêng để giúp trẻ dần phục hồi. Nó bao gồm các hoạt động: Đánh giá, kế hoạch giáo dục cá nhân, đào tạo kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, hướng dẫn phụ huynh, tư vấn cho nhà trường. Điều quan trọng nhất của phương pháp này là tạo ra môi trường để thích ứng với yêu cầu của trẻ.

3. Phương pháp PECS – Pictures Exchange Communication System

img-8
Phương pháp giáo dục PECS

PECS được sử dụng nhiều trong giáo dục đặc biệt. Thay vì phải nói, phương pháp này giúp trẻ tự kỷ giao tiếp thông qua các hành vi không lời. Vì vậy, phương pháp này giúp trẻ tự kỷ thường hoạt động rất tích cực. Nó giúp hạn chế các hành vi tự kỷ của trẻ, giúp trẻ trở nên vui vẻ hơn. Khi dạy bằng phương pháp này, trẻ thậm chí còn học được cách chủ động giao tiếp với người xung quanh.

4. Phương pháp câu chuyện xã hội – Social story

Sử dụng những câu chuyện ngắn để mô tả chi tiết về một hành vi cụ thể. Từ đó, phương pháp này giúp trẻ nắm được các kỹ năng cơ bản một cách tự nhiên mà không cần.

img-9
Dạy trẻ tự kỷ tập nói thông qua việc kể chuyện

Việc thường xuyên sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là phương pháp hữu hiệu để dạy trẻ tự kỷ chậm nói. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của trẻ.

5. Phương pháp hoà nhập cảm giác SI – Sensory Integration

Các giác quan nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ mang đến những tương tác của trẻ với thế giới xung quanh.

img-10
Phát triển giác quan của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường gặp vấn đề quá nhạy cảm hoặc không có cảm nhận với sự vật, hiện tượng. SI tập trung vào các giác quan của trẻ như nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ. Từ đó giúp trẻ học cách tập trung, tổ chức lại thông tin cảm giác, giảm sự nhạy cảm hoặc mẫn cảm của trẻ.

Việc dạy trẻ tự kỷ là công việc khó khăn và mất nhiều công sức. Để dạy con hiệu quả, cha mẹ nên phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp. Teky hy vọng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh nắm được cách dạy trẻ tự kỷ khoa học!

Ngoài ra, tại Học viện công nghệ Teky bé sẽ được học nhiều các chương trình khác liên quan đến lập trình, Robotics,… để có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho bé ở mọi lứa tuổi. Nhờ điều đó, các bé sẽ được học các kiến thức có trình tự và phát triển tư duy giúp tránh xa được căn bệnh tự kỷ nguy hiểm này

Xem thêm:

Cư sĩ Trí Quảng là một phật tử tại gia, tin vào thuyết nhân quả và rất hâm mộ Phật giáo. Những giáo lý của đức Phật giúp cho chúng ta hành trì và có được hạnh phúc ngay tại đời sống hiện tại. Với mong muốn xiển dương Phật pháp, cư sĩ Trí Quảng đã tập hợp các tin bài nghiên cứu về Phật giáo, thông tin cập nhật về tin phật sự, tạo ra một trang website thuần Phật giáo với mong muốn mang pháp tới cho mọi người.

Tin trước

Dạy con tiêu tiền – Bí quyết để con làm chủ tài chính-Teky

Tin tiếp

#Cách dạy con gái ở tuổi dậy thì vì sao cha mẹ “phải” chú ý